HOME  

We are ready to support
Economic and Cultural Cooperation with Vietnam



BACK...

Chương trình
“HỖ TRỢ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT VIÊN
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHỰA – LẦN 2”

Training Workshop for Plastic Industry’s Technician - 2nd

23-26 July, 2012


Workshop of "Vietnam - Japan Plastic Industry Cooperation"
1st - 2nd - 3rd - 4th - 5th

Training Workshop for Plastic Industry’s Technician
1st - 2nd - 3rd - 4th - 5th - 6th

Summary report of The trainning workshops
1st - 2nd - 3rd - 4th - 5th (*.pdf, Vietnamese)

Chương trình “Hỗ trợ đào tạo Kỹ thuật viên chuyên ngành công nghiệp nhựa – Lần 2 ” do Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Châu Á (ATCN), Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trung tâm Xúc tiến Thương Mại & Đầu Tư Tp.HCM phối hợp cùng Trường Doanh Thương Trí Dũng tổ chức từ ngày 23/07 đến 26/07/ 2012 vừa qua tại Vườn Minh Trân đã nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của Quý Doanh Nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp nhựa.


Đây là chương trình hỗ trợ đào tạo đặc biệt dành cho cán bộ phụ trách quản lý, chuyên viên kỹ thuật ngành nhựa công nghiệp

Nội dung đào tạo tập trung vào các chuyên đề như: giải pháp tiết kiệm năng lượng trong nhà máy sản xuất, kỹ thuật ép thổi các sản phẩm kích cỡ lớn, ứng dụng sản phẩm nhựa tái chế, kỹ thuật ép phun và kỹ thuật khuôn mẫu, kỹ thuật quản lý chất lượng công nghệ ép phun, sản phẩm nhựa và công nghiệp xây dựng dân dụng ......

Đây là kết quả 4 năm nỗ lực của Trường Doanh thương Trí Dũng (từ 2008) đã thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt giao lưu và thành lập Trung tâm tư vấn liên kết nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ bền vững cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất từ các chuyên gia Nhật Bản. Học viên tham gia khóa đào tạo là đại diện nhiều doanh nghiệp nhựa tại khu vực phía Nam.


Lễ Khai Giảng Chương trình
“HỖ TRỢ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT VIÊN
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHỰA – Khóa 2”

Thứ Năm, ngày 19/07/2012




Bài Phát Biểu


Ông Hida Harumitsu - Tổng Lãnh Sự Nhật tại Tp.HCM
Trong bối cảnh đó tôi nghĩ rằng chương trình hỗ trợ đào tạo kỹ thuật viên chuyên ngành nhựa của Trường Doanh Thương Trí Dũng sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh phát triển, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ sản xuất từ Nhật Bản, đóng góp cho sự phát triển của ngành nhựa Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp phụ trợ nói chung.

Ông Hida Harumitsu - Tổng Lãnh Sự Nhật tại Tp.HCM
Kính thưa quý vị, Việt Nam hiện đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, để đạt được điều đó một trong những vấn đề của Việt Nam cần thực hiện là xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ vốn còn đang rất yếu kém với tỷ lệ nội địa hóa chỉ mới đạt 24% so với con số 55% của Thái Lan. Ngành công nghiệp chế tạo tại Việt Nam chủ yếu là các nhà máy lắp ráp sử dụng nhiều lao động và ngành gia công trong khi đó ngành công nghiệp cơ bản còn yếu.

Trong thương mại, hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm khai thác, đánh bắt và công nghiệp nhẹ, còn hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu, linh kiện.
Điều này dẫn đến nhập siêu trong cán cân thương mại. Nhật Bản có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ góp phần đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa.

Trong bối cảnh đó tôi nghĩ rằng chương trình hỗ trợ đào tạo kỹ thuật viên chuyên ngành nhựa của Trường Doanh Thương Trí Dũng sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh phát triển, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ sản xuất từ Nhật Bản, đóng góp cho sự phát triển của ngành nhựa Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp phụ trợ nói chung.

Cuối cùng tôi xin chúc chương trình thành công tốt đẹp, chúc tất cả quý vị có mặt tại đây sức khỏe dồi dào và thành công. Tôi xin chân thành cám ơn.

Xem thêm / Rút gọn



Ông Ishida Yukio – Trưởng Đại Diện Phía Nam JICA
Dự án này được thực hiện do sự kết hợp từ các chuyên gia của Nhật cùng với phía Việt Nam, JICA thực hiện chương trình này để đẩy mạnh ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phát triển trong tương lai.

Ông Ishida Yukio – Trưởng Đại Diện Phía Nam JICA
Tôi rất hân hạnh kính chào tất cả quý vị nhân hội thảo ngành công nghiệp nhựa lần thứ 2.

Như quý vị cũng đã biết, JICA là một tổ chức thực hiện điều phối các dự án ODA của chính phủ, bên cạnh đó còn các dự án hợp tác kỹ thuật từ cơ sở hạ tầng đến hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam. Hôm nay, dự án hỗ trợ ngành công nghiệp nhựa này cũng thuộc dự án trong khối hỗ trợ kỹ thuật cơ sở của JICA.

Dự án này được thực hiện do sự kết hợp từ các chuyên gia của Nhật cùng với phía Việt Nam, JICA thực hiện chương trình này để đẩy mạnh ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phát triển trong tương lai.

Xem thêm / Rút gọn



Bà Phó Nam Phượng – Giám Đốc, Trung Tâm Xúc tiến Đầu tư & Thương Mại Tp.HCM (ITPC)
ITPC hỗ trợ tích cực cùng với Trường Doanh Thương Trí Dũng huy động các doanh nghiệp cũng như báo cáo với UBND để xin sự chỉ đạo xuyên suốt và chặt chẽ của Ủy Ban để làm cho ngành nhựa ngày càng phát triển.

Bà Phó Nam Phượng – Giám Đốc, Trung Tâm Xúc tiến Đầu tư & Thương Mại Tp.HCM (ITPC)
Kính thưa Ông HIDA – Tổng lãnh sự Nhật Bản và ông ISHIDA – Trưởng đại diện phía Nam JICA
Kính thưa tất cả Giáo sư và các chuyên gia Nhật Bản.

Tôi mới vừa nhận chức Giám Đốc của ITPC đến hôm nay được 7 tháng, và ngày hôm nay tôi được tham dự một chương trình rất là hay, phải nói là chương trình này nếu thực hiện quy mô, bài bản và có sự phối hợp chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của UBND Thành Phố thì tôi nghĩ chương trình này sẽ được sâu rộng hơn vào các công ty nhựa Việt Nam và có thể tạo thành một chương trình lớn của Thành Phố. Trong tương lai, chúng ta sẽ phối hợp tổ chức để thúc đẩy chương trình lớn mạnh hơn và đưa đến những kết quả tốt hơn cho ngành nhựa nói chung của Việt Nam cũng như các công ty nhựa đang đóng trên địa bàn Thành phố nói riêng.

Từ hôm nay, tôi đảm nhận tham gia chương trình này, tôi sẽ cố gắng làm sao để có sự phối hợp tốt hơn để chương trình được triển khai sâu rộng hơn và có chất lượng hiệu quả hơn.

Chính vì thế tôi cho rằng sự hợp tác lâu dài, ngoài tổ chức các khóa huấn luyện, huấn luyện sâu, chương trình tư vấn và thực hành tại các xí nghiệp rất là hay và có thể thấy kết quả. Chúng ta có thể chọn một đơn vị nào đó để thực hiện và làm ra sản phẩm để báo cáo, sau đó sẽ tập trung đầu tư mạnh mẽ hơn, chúng ta làm như vậy sẽ có hiệu quả và cũng để cho tập thể Giáo sư, chuyên gia Nhật thấy rằng việc sang đây đào tạo và tư vấn cho ngành nhựa Việt Nam có kết quả và chất lượng rất rõ ràng.

ITPC sẽ hỗ trợ tích cực cùng với Trường Doanh Thương Trí Dũng huy động các doanh nghiệp cũng như báo cáo với UBND để xin sự chỉ đạo xuyên suốt và chặt chẽ của Ủy Ban để làm cho ngành nhựa ngày càng phát triển.

Cuối cùng xin cảm ơn ông Tổng Lãnh Sự, ông Giám đốc JICA và các chuyên gia Nhật đã sang đây để giúp đỡ cho Việt Nam. Một lần nữa xin cảm ơn

Xem thêm / Rút gọn



Ông Bùi Việt Cường – Cố vấn đối ngoại, Công ty ECOTEC
Công ty Minh Trân, Trường Doanh Thương Trí Dũng phối hợp với tổ chức JICA Nhật Bản, Hiệp hội ATCN và Trung Tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu Tư Tp.HCM ( ITPC) tổ chức các khóa học cho ngành nhựa là một việc làm rất tích cực, cần được khuyến khích và nhân rộng ra trong thời gian tới, không chỉ cho ngành nhựa mà cả những ngành nghề khác của thành phố, đặc biệt cho những đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả các doanh nghiệp Nhà Nước, cũng như các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã sản xuất và cơ sở cá nhân…

Ông Bùi Việt Cường – Cố vấn đối ngoại, Công ty ECOTEC
Tôi rất hân hạnh đã được tham gia chương trình đào tạo khóa 1 và có thể nói là những khóa học như kiểu này rất thiết thực, có hiệu quả, đem lại lợi ích rõ rệt cho các doanh nghiệp nhựa của Việt Nam ta (các ngành khác, cả công nghiệp cũng nên làm theo cách này…)

Thực vậy, trong quá trình khóa học, các giảng viên Nhật Bản mà đa phần là các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn thực sự trong các doanh nghiệp lớn cũng như nhỏ và vừa, với rất nhiều kinh nghiệm trong thực tế sản xuất và trong quản lý, đã tận tình truyền đạt lại cho các học viên Việt Nam với những bài học kinh nghiệm rất thực tế và đầy sức thuyết phục. Điều này khác rất nhiều với những cuộc hội thảo, khóa đào tạo của ta lâu nay thường được tổ chức rất “hoành tráng” và cũng khá tốn kém cả về tiền bạc cũng như thời gian, nhưng tập trung nhiều vào khía cạnh “kỹ thuật lý thuyết, nguyên lý chung ”, song lại không mang nhiều hàm lượng “kỹ thuật thực hành cụ thể, thiết thực ” cho các học viên, cũng như các doanh nghiệp.

Công ty Minh Trân, Trường Doanh Thương Trí Dũng phối hợp với tổ chức JICA Nhật Bản, Hiệp hội ATCN và Trung Tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu Tư Tp.HCM ( ITPC) tổ chức các khóa học cho ngành nhựa là một việc làm rất tích cực, cần được khuyến khích và nhân rộng ra trong thời gian tới, không chỉ cho ngành nhựa mà cả những ngành nghề khác của thành phố, đặc biệt cho những đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả các doanh nghiệp Nhà Nước, cũng như các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã sản xuất và cơ sở cá nhân…

Ngoài việc chương trình đào tạo ưu tiên dành cho việc cử các chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam, cũng nên tính đến việc tổ chức cho các Doanh nghiệp Việt Nam được đi tham quan, khảo sát, học hỏi thực tế tại các nhà máy xí nghiệp của Nhật Bản ngay ở Việt Nam cũng như ở Nhật Bản

Xem thêm / Rút gọn



Ông Nguyễn Hữu Chí – Trưởng phòng vật tư, Công ty Nhựa Chí Thành
Qua chương trình đào tạo khóa 1, em thấy các chuyên gia Nhật đem đến đây làn không khí rất sôi nổi, truyền đạt những kiến thức trong nhà máy mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng biết được, những cái đó có thể là bí mật hoặc kinh nghiệm của các chuyên gia. Được chia sẻ những kiến thức đó bản thân em thấy rất là lý thú, em xin cảm ơn.



Ông Lý Anh Tuấn – Giám Đốc, Công ty Nhựa Nhật Thành
Trong chương trình đào tạo khóa 1, chúng tôi được tham quan thực tế quy trình hoạt động sản xuất, cách thức tổ chức các nhà máy Nhật Bản tại KCN Biên Hòa và KCX Tân Thuận. Còn về bí quyết và những mặt hàng nhựa mình khó sản xuất được, hy vọng trong khóa tới các chuyên gia sẽ chỉ dẫn tường tận. Xin cảm ơn



Ông Hồ Công Thiện – Phó TGĐ, Công Ty Nhựa Tân Phú
Công nghệ, thiết bị chúng ta có thể mua được nhưng yếu tố kỹ thuật không thể lấy tiền mua được mà thông qua kinh nghiệm của các chuyên gia, các kỹ sư hoạt động lâu năm trong ngành nhựa. Vì vậy chương trình này về góc độ chuyên nghiệp tôi rất hoan nghênh, vì thật sự đào tạo con người - vốn quý nhất của doanh nghiệp, con người làm ra sản phẩm, thiết bị chúng ta mua vào thì cứ thế mà làm ra, nhưng có con người tác động vào thì giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ tăng lên.

Ông Hồ Công Thiện – Phó TGĐ, Công Ty Nhựa Tân Phú
Kính thưa các chuyên gia Nhật Bản, ban tổ chức và các quý vị đại biểu tham dự buổi hội thảo hôm nay.
Công ty tôi thành lập đến nay chính thức được 35 năm. Đến tham dự buổi hội thảo và chương trình do trường Doanh Thương Trí Dũng tổ chức hôm nay, về góc độ chuyên nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng:

Thứ nhất: đánh giá chung về tình hình nhựa của Việt Nam xin được nói thẳng với các đồng chí, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, cũng như các doanh nghiệp tư nhân, đối với ngành nhựa Việt Nam thì các tổ chức như Hiệp hội nhựa thành phố, Hiệp hội nhựa Việt Nam công tác hỗ trợ doanh nghiệp rất ít, chủ yếu các doanh nghiệp tự bơi, tự tìm hiểu, tự làm, cho nên phần tiếp cận các điều kiện công nghệ kỹ thuật đối với các doanh nghiệp nhựa Việt Nam còn rất thấp, rất hạn chế. Do vậy, đội ngũ kỹ thuật nói chung còn yếu, thỉnh thoảng Trung Tâm Kỹ Thuật Chất Dẻo, Hiệp Hội Nhựa có mở vài lớp đào tạo công nhân ngành nhựa. Nhưng tôi cho rằng về chất lượng chuyên môn và áp dụng thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Khóa đầu tiên chúng tôi cũng đã cử cán bộ kỹ thuật tham gia, nói chung về cơ bản tôi cho rằng vấn đề tiếp cận, phương pháp của Trường Doanh Thương Trí Dũng xác thực với doanh nghiệp hơn, bởi vì vấn đề của doanh nghiệp chúng tôi chỉ đòi hỏi điểm duy nhất là sau lớp học này thì đem lại được cái gì cho doanh nghiệp, đó là vấn đề chúng tôi quan tâm. Trên sản phẩm hiện có cải thiện được cái gì để đem lại lợi nhuận hơn, năng suất, chất lượng, trình độ kỹ thuật đó là yêu cầu mong mỏi nhất của doanh nghiệp.

Thứ hai: Thông qua các chuyên gia của Nhật Bản sang Việt Nam để hướng dẫn, đào tạo thì doanh nghiệp thông qua đấy để nhìn ra được mình cần phát triển thêm cái gì mới, và tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm hiện có để đảm bảo được chất lượng hơn, năng suất hơn, giá thành cạnh tranh hơn đó là điều doanh nghiệp cần, chứ bây giờ tư vấn để tăng chất lượng, tăng giá thành lên thì có lẽ doanh nghiệp cũng không mặn mà, vì yêu cầu doanh nghiệp lợi nhuận là hàng đầu, là số một.

Công nghệ, thiết bị chúng ta có thể mua được nhưng yếu tố kỹ thuật không thể lấy tiền mua được mà thông qua kinh nghiệm của các chuyên gia, các kỹ sư hoạt động lâu năm trong ngành nhựa. Vì vậy chương trình này về góc độ chuyên nghiệp tôi rất hoan nghênh, vì thật sự đào tạo con người - vốn quý nhất của doanh nghiệp, con người làm ra sản phẩm, thiết bị chúng ta mua vào thì cứ thế mà làm ra, nhưng có con người tác động vào thì giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ tăng lên.

Nhìn các sản phẩm trưng bày ở đây, các doanh nghiệp như chúng tôi rất là trăn trở về vấn đề công nghệ pha chế của Việt Nam được áp dụng như thế nào, tôi thấy rằng chúng ta lãng phí nguồn tài nguyên nguyên liệu tái chế rất là lớn mà trong lúc chúng ta chưa có triển khai, chưa có cơ chế để hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề áp dụng công nghệ tái chế, bởi vì công nghệ tái chế là từ phế liệu làm ra sản phẩm, đáp ứng một số nhu cầu sử dụng, thật sự mà nói công nghệ này doanh nghiệp này cũng tự lo, chưa có tư vấn nào để giúp cho doanh nghiệp.

Tôi cũng mong rằng, thông qua chương trình này, các chuyên gia và kỹ sư có những kinh nghiệm truyền đạt lại cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, tìm hiểu thêm về lĩnh vực nhựa tái chế. Xin chân thành cảm ơn.

Xem thêm / Rút gọn



Ông Lý Đức Khánh – PGĐ, Công ty Nhựa Đạt Hòa
Tôi xin gởi lời cảm ơn khóa học lần trước. Qua khóa học lần trước, các anh đồng nghiệp nói rất là hữu ích, khóa học này Công ty Nhựa Đạt Hòa đăng ký 8 thành viên tham dự.
Trong quá trình sản xuất, khó khăn của công ty là chạy theo sự nâng cấp của thế giới vì thế rất cần có những thông tin của các chuyên gia, rất mong muốn mời các chuyên gia dành thời gian ghé thăm công ty. Xin cảm ơn




• Thứ Hai, ngày 23/07
Đề mục bài giảng
:

Ông Hasegawa Tadashi
Đề mục 1-1: Ngành công nghiệp nhựa Việt Nam, những vấn đề tồn tại và giải pháp
Đề mục 1-2: Những giải pháp nhằm nâng cao sức sản xuất và tiết kiệm năng lượng trong các nhà máy sản xuất nhựa tại Việt Nam

Ông Kazuhira Horii
Đề mục 1-3: Các vấn đề của nhà sản xuất công nghệ ép đùn ống nhựa PVC
Đề mục 1-4: Giới thiệu công nghệ nhựa gỗ composite (WPC)
Đề mục 1-6: Tại sao cần phát triển nhựa gỗ composite (WPC) tại Việt Nam?

Ông Taichi Takizawa
Đề mục 1-5: Kỹ thuật sản xuất thổi (trực tiếp), cán sâu (deep drawing) cỡ lớn




















 
 
 

... Xem thêm / Ẩn ...



• Thứ Ba, ngày 24/07
Đề mục bài giảng:

Ông Yoshiyasu Horiuchi
Đề mục 2-1: Kỹ thuật khuôn mẫu và kỹ thuật sản xuất công nghệ ép phun

Ông Matsumoto Takeshi
Đề mục 2-2-1: Quản lý chất lượng công nghệ sản xuất ép phun
Đề mục 2-2-2: Những giải pháp cụ thể xử lý lỗi sản phẩm trong công nghệ ép phun

Ông Hiroshi Fujimoto
Đề mục 2-3: Sản phẩm nhựa trong công nghiệp xây dựng dân dụng
Đề mục 2-4: Giới thiệu ứng dụng của nhựa tái sinh

Ông Hasegawa Tadashi
Đề mục 2-5: Báo cáo thị sát thị trường nhựa Trung Quốc 2012
























... Xem thêm / Ẩn ...



• Thứ Tư, ngày 25/07
Phần bài giảng
:

Ông Katsuhisa Ishikawa
Đề mục 3-1-1: Giới thiệu kỹ thuật công nghệ mới:
Tổ chức nghiên cứu kỹ thuật khuôn đúc tại Việt Nam

Ông Takaki Tamamizu
Đề mục 3-1-2: Giới thiệu kỹ thuật công nghệ mới:
Kỹ thuật trang trí sản phẩm nhựa

Ông Hiroshi Fujimoto
Đề mục 3-1-3: Giới thiệu kỹ thuật công nghệ mới:
Các sản phẩm làm từ nguyên liệu nhựa

Ông Taichi Takizawa
Đề mục 3-1-4: Giới thiệu kỹ thuật công nghệ mới:
Chai nhựa dùng đựng rượu Shochu (Hàn Quốc) và rượu mơ (Nhật)

Ông Kazuhira Horii
Đề mục 3-1-5: Giới thiệu kỹ thuật công nghệ mới:
Sử dụng hiệu quả các loại sợi thiên nhiên

Ông Yoshiyasu Horiuchi
Đề mục 3-1-6: Giới thiệu kỹ thuật công nghệ mới:
Giới thiệu nhà vệ sinh sinh học
Đề mục 3-1-7: Giới thiệu kỹ thuật công nghệ mới:
Sơn cách điện (Gaina)

Ông Hasegawa Tadashi
Đề mục 3-2: Thảo luận về hoạt động kinh doanh mới


















... Xem thêm / Ẩn ...





Kết thúc buổi học, các chuyên gia đã trả lời những phản ánh, những câu hỏi liên quan đến tất cả các đề mục và trao đổi cùng học viên để đưa ra những mong muốn cho lần hội thảo tiếp theo.







• Thứ Năm, ngày 26/07
Chương trình tham quan sản xuất doanh nghiệp Nhật tại TP. HCM

Công Ty TNHH RƯỢU THỰC PHẨM (WINE FOOD CO., LTD)














Công Ty TNHH KTC (VIETNAM)












Công Ty TNHH DAIWA PLASTICS













Other news

BACK...

NETWORK OF INTERNATIONAL COOPERATION FOR DEVELOPMENT
3-24-62 SHIRAKABE HIGASHI-KU, TWINS SHIRAKABE 506, NAGOYA 461-0011 JAPAN
Tel 81-52-932-3676 FAX052-937-8525 E-mail
: